Dù khác nhau về màu sắc hay đặc tính, tóc vẫn là bộ phận cơ thể phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe của bạn.Những siêu thực phẩm có thể chặn đứng tình trạng rụng tóc đang "hành hạ" bạn Nếu tóc bỗng xấu đi thấy rõ, hãy coi chừng những vấn đề sức khỏe này! Cách phát hiện đũa ăn một lần có hóa chất tẩy tóc, tẩy giấy
Màu sắc chủ đạo của tóc tuy quyết định phần lớn bởi gen di truyền nhưng vẫn cho phép các nhà khoa học xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là một trong số những điều thú vị mà bạn không ngờ tóc có khả năng biểu hiện:
Dự đoán khả năng ung thư tiềm tàng
Màu tóc đỏ chỉ chiếm 1-2% tỉ lệ dân số thế giới trong khi đó có tới 16% bệnh nhân mắc ung thư da sở hữu màu tóc này. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe thường thức của Mỹ xuất bản tháng 2 năm 2016 cho biết, mối quan hệ giữa màu tóc và ung thư đang dần được các nhà khoa học làm sáng tỏ. Những nhà nghiên cứu trước đó đã phát hiện một nhóm biến thể gen ung thư da có biểu hiện kiểu hình là làm tóc đỏ. Chúng cũng cũng chỉ ra những người sở hữu nhóm gen này có nguy cơ phát triển ung thư da nhanh hơn gấp rưỡi người thường.
Khả năng chịu đau
Người có tóc màu đỏ có khả năng chịu đau kém hơn. Nghiên cứu trên Tuần báo của Hiệp hội nha sĩ Hoa Kỳ xuất bản năm 2009 cho thấy, những người tóc đỏ thường có khuynh hướng “ngại” khám răng hơn những người khác. Nghiên cứu cũng tìm ra nguyên nhân rằng nhóm gen khiến tóc đỏ cũng làm cho người sở hữu chúng nhạy cảm hơn với cơn đau. Do đó, những người sở hữu tóc đỏ sẽ cần nhiều thuốc tê hơn và nếu không được bổ sung đủ, những cơn đau sẽ hành hạ họ ghê gớm hơn so với những người khác.
Vấn đề về mắt
Đi kèm với thời gian, các bộ phận trên cơ thể bắt đầu xuống cấp và mắt cũng không phải là ngoại lệ. Thông thường, lão hóa khiến tầm nhìn hạn chế và đặc biệt nghiêm trọng ở độ tuổi ngoài 60. Tuy nhiên, màu tóc cũng có liên quan đến vấn đề này.
Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Sức khỏe thường thức của Mỹ năm 2015 khẳng định, những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời khi còn nhỏ sẽ sở hữu mái tóc vàng hoặc đỏ và thị lực thường bị suy giảm nhiều hơn khi trưởng thành. Những trẻ em tiếp xúc ít ánh mặt trời hơn có mức suy giảm thị lực thấp hơn hẳn.
Nguy cơ mắc Parkinson
Một lần nữa, sắc màu đỏ của mái tóc lại làm hại chủ nhân của chúng. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2009 trên tạp chí Tai - Mũi - Họng của Pháp, các nhà khoa học đã chỉ ra những người sở hữu tóc đỏ có tỉ lệ mắc Parkinson cao hơn gấp rưỡi những người tóc đen.
Nghiên cứu được tiến hành trên những bệnh nhân Parkinson dưới 70 tuổi. Trong khi nguyên nhân cho hiện tượng lạ lùng này còn chưa sáng tỏ, các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết khá hợp lý rằng hợp chất melanin là nguyên nhân cho vấn đề. Loại chất này là thường thấy ở các bệnh nhân Parkinson và có khả năng tiêu diệt các sắc tố đen của tóc.
Sức đề kháng
Mái tóc màu đen hoặc nâu sậm và dày là biểu hiện chủ nhân sở hữu sức đề kháng cao. Các nhà khoa học Hà Lan đã khẳng định điều này trong nghiên cứu đăng tải trên Tuần san Sức khỏe da liễu năm 2015. Một điều may mắn khác cho những người sở hữu mái tóc nâu sậm là làn da khó bị ảnh hưởng bởi mặt trời đồng thời tỉ lệ ung thư da và sạm da cũng ít hơn. Thật may mắn khi người Việt Nam hầu hết sở hữu màu tóc này.
Làn da mỏng manh
Những cô gái sở hữu mái tóc nhạt màu như vàng dễ bị tác động bởi tia tử ngoại hơn người sở hữu tóc sậm màu. Chuyên viên da liễu tại bệnh viện Standley (Pháp) cho biết, sắc vàng của tóc là biểu hiện rõ rệt cho tế bào dễ bị tổn thương. Những người sở hữu mái tóc nhạt màu cũng được ghi nhận thường gặp stress và căng thẳng hơn so với những người khác.
Thị lực cũng không phải lợi thế của những người có mái tóc nhạt màu. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra các bệnh về mắt và suy giảm thị lực có tỉ lệ “ghé thăm” những người sở hữu tóc vàng nhiều nhất.
Stress
Căng thẳng hoặc phải chịu áp lực trong thời gian dài có thể để lại biểu hiện rõ rệt qua mái tóc của bạn. Những sợi tóc bạc xuất hiện dù thưa thớt đều là minh chứng rõ rệt cho điều này. Các nhà khoa học cho rằng hắc tố melanin là mấu chốt lý giải hiện tượng này. Khi bị stress, não bộ sẽ bị ức chế mạnh và mất khả năng điều khiển các tế bào tóc hấp thụ sắc tố melanin gây tình trạng tóc bạc.
Nguồn: Sức khỏe đời sống
Có thể bạn quan tâm: