Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.
Có thể bạn quan tâm:
Ngoài ra, uống nước gạo lứt thường xuyên có thể giúp da bạn mịn màng, trắng hồng.
Cách làm nước gạo lứt:
Nguyên liệu:
100g gạo lứt (1 khoảng cốc uống nước)
2 lít nước
5g muối (1 thìa cà phê nhỏ)
Cách làm:
Rang gạo nứt: gạo nứt không được vo, chỉ nhặt sạch sạn, cát bẩn. Nếu có thể bạn có thể đong, sang qua một lượt để thu lấy những hạt gạo mẩy, chắc, không sâu mọt.
Cho gạo vào nồi (hoặc chảo gang) đã nóng, đảo đều tay để hạt gạo không bị cháy. Rang đến khi ngửi thấy gạo có mùi thơm, hạt gạo chuyển sang màu đậm hơn và co nhỏ lại thì tắt bếp. Để cho gạo nguội.
Bạn có thể rang 1 mẻ nhiều gạo lứt rồi cất vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
Nấu nước gạo lứt: Đong một cốc gạo lứt đã rang đổ vào nồi. Cho thêm 2 lít nước. Vặn bếp đun sôi.
Đến khi sôi, cho thêm 1 thìa cà phê muối. Tiếp tục đun với lửa nhỏ. Đun đến khi hạt gạo chín mềm, tắt bếp và để nguội. Cho ra bát, dùng rá lọc lấy nước trong để uống. Nước gạo lứt dễ uống, lại không gây tác dụng phụ.
Lưu ý khi uống nước gạo lứt
Theo BS Tường Vi, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Nguồn: phunutoday.vn
Tham khảo thêm: