Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng các thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp dưới đây nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh.
Thức ăn:
- Các loại ngũ cốc: gạo, bún tươi, phở, khoai củ, nui…
- Trái cây: dưa hấu, lê, táo, nho… chứa nhiều nước, sinh tố và hầu như không có nhân purine, rất tốt cho bệnh nhân gút.
- Các loại rau củ giàu chất xơ như cải, bắp cải, khoai tây, dưa leo, củ sắn… giúp làm giảm quá trình hấp thu đạm, giảm thoái hóa biến đạm, giảm sự hình thành acid uric và hầu như không có nhân purine.
Đồ uống:
- Sữa: giàu đạm, nhiều nước nhưng chứa rất ít nhân purine- thích hợp cho bệnh nhân gút cấp tính và mạn tính.
- Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 - 3 lít/ngày).
- Nên uống nước khoáng không ga (như soda) có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric, hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận giảm nguy cơ sỏi thận.
Những thức ăn, đồ uống không có lợi.
1. Cải bẹ xanh
Nguyên nhân gây bệnh gút chủ yếu là do ăn quá nhiều chất đạm và uống rượu bia nhiều mà thiếu vận động. Vì vậy người mắc bệnh gút cần phải tránh những thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật…Ngoài ra, cải xanh cũng là thực phẩm tốt cho người bệnh gút. Cải xanh có tác dụng thải chất axit uric ra ngoài. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.
2. Quả dâu tây
Dâu tây chứa lượng calo khá thấp nhưng lại là một loại quả giàu dinh dưỡng và vitamin C, và flavonoid. Vì vậy, quả dâu tây không những có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, vitamin C trong dâu tây còn giúp chữa bệnh gout rất hiệu quả.
3. Dứa
Dứa là loại quả rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…
4. Đậu đỏ
Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
5. Súp lơ
Là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric trong máu cao.
6. Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu vitamin C, một loại vitamin có thể làm giảm lượng axit uric trong máu. Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa kg anh đào sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Ở Việt Nam có thể thay thế loại quả này bằng quả sơ ri.
7. Củ cải
Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
8. Cải bắp
Là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.
9. Bí xanh
Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
10. Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả tốt cho người bị gút giai đoạn cấp tính.
Nguồn: eva
Các bài viết liên quan: